image banner

image advertisement 

image advertisement

anh tin bai

 anh tin bai

anh tin bai



image advertisement

anh tin bai

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement
image advertisement 

image advertisement

image advertisement

 anh tin bai




image advertisement

 image advertisement

anh tin bai

 image advertisement

image advertisement

 
image advertisement
  

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Chuyện kể của người lính Điện Biên Phủ năm xưa
Lượt xem: 395

              Những ngày đầu tháng 5, chúng tôi về thăm ông Vũ Thanh Hải, xóm 12, xã Hải Bắc, người lính Bộ đội Cụ Hồ từng trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, nghe ông kể những câu chuyện về một thời bi hùng, khói lửa của ông cùng đồng đội hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc “9 năm làm một Điện Biên - Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê Hải Bắc, chứng kiến cảnh quê hương bị giặc giày xéo, sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng. 16 tuổi ông đã vào đội thiếu niên tiền phong. Sau nhiều lần tham gia tuyển quân tại quê nhà, do không đủ cân nặng, ông đều bị loại. Năm 1952, theo bạn, ông sang tận Nho Quan, Ninh Bình đăng ký đi bộ đội, nghe bạn bày mưu xuống suối tắm và bỏ đá vào túi áo cho đủ cân nặng, ông làm theo, trúng tuyển. 3 tháng sau huấn luyện, ông được đi bổ sung cho chiến trường Điện Biên Phủ.

            Với tình hình khẩn trương của chiến dịch, đơn vị ông hành quân không kể ngày đêm, từ dự kiến 22 ngày, song chỉ 18 ngày, ông và đồng đội đã có mặt tại trận địa Điện Biên Phủ, được giao nhiệm vụ chia cắt sân bay Mường Thanh và đánh phía Đông đồi A1.

Tại đồi A1 các chiến sỹ giành giật với địch từng mét giao thông hào. Cũng tại nơi đây, chỉ trong 39 ngày đêm, hơn 2000 cán bộ, chiến sĩ của ta đã anh dũng hi sinh. Giọng bồi hồi, xúc động, ông nhớ lại: “Tôi nhớ nhất là đồng chí Tính, người Nho Quan, Ninh Bình. Sau tiếng nổ của quả bộc phá đồi A1, Tính bò trên mặt đất, người đầy thương tích nhưng vẫn cố hết sức vứt lại chiếc mũ đội trên đầu đưa cho anh em và nói: “Tôi hy sinh không cần mũ, anh em giữ lấy mà đánh giặc”. Rồi đồng chí ấy trút hơi thở cuối cùng…

Đau thương và uất hận, máu trộn bùn, cuối cùng quân ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1 vào 4h sáng ngày 7/5/1954, mở toang cánh cửa thép tiến thẳng vào trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ông Hải nhớ lại: “Nghe tin chiến thắng, anh em hò reo, vui mừng, ôm nhau khóc như từ lòng đất mẹ chui ra, đi ban ngày cứ bỡ ngỡ như lạc vào thế giới nào. Nhưng chỉ một phút thôi, không khí trùng xuống, không ai bảo ai, cúi đầu tưởng niệm anh em, đồng đội đã hy sinh, chưa kịp nghe tin chiến thắng. Tôi đã khóc nấc nghẹn: chúng mày ơi, chiến thắng rồi!”.

            Năm 1958, ông cùng đơn vị trở lại Điện Biên Phủ khắc phục hậu quả chiến trường làm nhiệm vụ rà phá bom mìn, tìm kiếm hài cốt đồng đội. Với ông, Điện Biên đã trở thành miền ký ức không thể phai mờ trong cuộc đời.

 

anh tin bai

Ông Vũ Thanh Hải và chiếc áo trấn thủ Điện Biên

 Những ngày này, ngôi nhà ông ở xóm 12, xã Hải Bắc nhộn nhịp hẳn lên khi đón những đoàn khách đến thăm, ông lại có dịp sống lại những ký ức một thời không thể nào quên. Và hai kỷ vật được ông nâng niu, trân trọng và cất giữ cẩn thận là chiếc áo trấn thủ và huy hiệu chiến sỹ Điện Biên. Ánh mắt xa xăm, tay run run cầm kỷ vật, giọng ông bồi hồi xúc động: “Sau ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi có vinh dự lớn lao nhất đời là được chọn đóng vai anh hùng Bế Văn Đàn - lấy thân mình làm giá súng cho Bác Hồ và Bộ Chính trị xem tại Nhà hát lớn Hà Nội. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được gặp Bác Hồ… Đây là mồ hôi, là máu và nước mắt của anh em, đồng chí, đồng đội là những tài sản vô giá, là lẽ sống thiêng liêng…”.

70 năm đã qua, những người chiến sỹ Điện Biên Phủ năm xưa hiện ở huyện Hải Hậu hiện chỉ còn 72 người đều đã ở tuổi trên dưới 90. Người chiến sĩ Điện Biên Vũ Thanh Hải năm nào giờ cũng đã ở tuổi 90, chia tay ông trong những ngày cả nước đang hướng về Điện Biên, lòng tôi cứ miên man và vang vọng đâu đó câu thơ ông đọc:

Điện Biên Phủ là một bản hùng ca

Người chiến sỹ chúng ta là nốt nhạc

Trong bản anh hùng ca Điện Biên Phủ một thời, những người con đất mẹ: “Đất nghèo nuôi những anh hùng - Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên - Đạp quân thù xuống đất đen - Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”- (tác giả Nguyễn Đình Thi) chỉ nhận mình là những nốt nhạc góp phần làm lên bản anh hùng ca bất hủ “lừng lẫy năm châu - chấn động địa cầu”- mộc mạc, khiêm tốn, giản dị như bản chất người lính Bộ đội Cụ Hồ để thế hệ trẻ hôm nay tự hào viết tiếp truyền thống cha ông dựng xây quê hương, đất nước đẹp giàu./.

Kim Luyên