image banner
THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA HUYỆN HẢI HẬU

               Huyện Hải Hậu được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1888. Đảng bộ huyện Hải Hậu được thành lập tháng 6/1947, hiện nay Đảng bộ huyện có 90 tổ chức cơ sở Đảng với 14 nghìn đảng viên. Trải qua hơn 130 năm xây dựng và phát triển, phát huy truyền thống cách mạng, đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Hải Hậu đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, vinh dự 4 lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng; Từ năm 1978 đến nay liên tục là điển hình văn hóa thông tin cấp huyện của cả nước; huyện được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015, năm 2018 được Trung ương chọn là một trong 4 huyện của cả nước làm điểm xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu.

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

                Tự hào huyện 4 lần Anh hùng

Quân và dân Hải Hậu đến nay vinh dự được Đảng, Nhà nước 4 lần phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ đổi mới; Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Từ những năm 1929, phong trào đấu tranh của tổ chức Việt Nam cách mạng Thanh niên phát triển vào Hội Khê Ngoại (xã Hải Nam) gieo mầm cho các hoạt động của Đảng Cộng sản tại Hải Hậu sau này. Năm 1930, ở Hội Khê Ngoại thành lập tổ Đảng gồm 03 đồng chí, do đồng chí Hoàng Kiên phụ trách. Tháng 7, năm 1931, lần đầu tiên trên địa bàn huyện Hải Hậu lá cờ đỏ búa liềm tung bay trên cây gạo tr­ước Đền Hội Khê - nay là xã Hải Nam cổ vũ nhân dân hăng hái đấu tranh cách mạng. Ngày 21/8/1945, chớp thời cơ những ngư­ời cộng sản ở Hải Hậu đã nhanh chóng tập hợp lực l­ượng, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chính quyền đã về tay nhân dân, kết thúc sự thống trị của chế độ phong kiến, thực dân trên mảnh đất Hải Hậu.

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

 Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), Hải Hậu là địa bàn bị địch chiếm đóng, khủng bố dã man, thời kỳ “2 năm 4 tháng” là thời gian đen tối, đau thương của Hải Hậu. Tháng 6/1947, Huyện ủy Hải Hậu được thành lập, đã lãnh đạo nhân dân phát triển chiến tranh du kích, phá tề, trừ gian, chống địch càn quét, lập lên những chiến công vẻ vang, những trận đánh nổi tiếng. Dấu tích xưa vẫn còn lưu giữ như lời kể của cha ông về những chiến thắng vang dội­: Văn Đàn, Cầu Đôi; chiến thắng tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Biên kết thúc sự chiếm đóng của thực dân Pháp và tay sai trên quê h­ương Hải Hậu.

            Hòa bình lập lại ở miền Bắc, Hải Hậu vừa là hậu phư­ơng vừa là tiền tuyến. Với tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, quân và dân Hải Hậu vừa sản xuất giỏi, vừa chiến đấu kiên cường bảo vệ quê hương và chi viện cho miền Nam ruột thịt. Đã có trên 5 vạn con em các thế hệ lên đư­ờng chiến đấu và phụcvụ chiến đấu trên khắp các chiến trường và đã lập lên những chiến công hiển hách. Quân và dân Hải Hậu đã chi viện cho tiền tuyến hàng nghìn tấn lương thực,thực phẩm, muối, cá; đã phối hợp với bộ đội bắn rơi 13 máy bay (trong đó độc lập bắn rơi 8 chiếc) và bắn cháy 3 tàu chiến Mỹ.

Tổng kết các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Hải Hậu có gần 5 nghìn người con ưu tú đã anh dũng hy sinh, hiến dâng trọn tuổi xuân cho đất nước; gần 4 nghìn thương binh, bệnh binh đã để lại một phần thân thể trên các chiến trường.

Qua các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và trong công cuộc đổi mới, huyện Hải Hậu có 42 tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (23 tập thể; 19 cá nhân); 6 tập thể được phong tặng Anh hùng lao động (Đảng bộ và nhân dân huyện Hải Hậu, cán bộ, xã viên HTX nông nghiệp xã Hải Quang, Bệnh viện đa khoa huyện, Công ty khai thác công trình Thủy lợi, Trường THPTA Hải Hậu, Đảng bộ và nhân dân xã Hải Phương); 399 Mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó phong tặng 68 mẹ, truy tặng 331 mẹ (hiện nay 8 mẹ còn sống). Đó là những trang sử được viết lên bằng xương máu, bằng mồ hôi và cũng đẹp như khúc tráng ca của bao thế hệ người con Hải Hậu hiến dâng trọn đời mình cho tổ quốc. Để thế hệ hôm nay, mai sau mãi mãi biết ơn, trân trọng, ngợi ca!

 

anh tin bai

 

Giữ vững điển hình văn hóa cấp huyện cả nước

Hải Hậu là vùng quê ven biển, giàu trầm tích văn hóa. Đất và người Hải Hậu từ thuở lập ấp, sáng nghiệp do “Tứ tính, Cửu tộc” khai phá luôn vận động theo sự biến thiên của lịch sử với bao thăng trầm song cũng rất hào hùng. Nơi đây, vào thời Lê Thuận Thiên (1428-1433), tứ tổ: Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập; tiếp đó là Cửu tộc: Lại, Nguyễn, Lê, Bùi, Phan, Đoàn, Đỗ và Trần, Vũ khác cùng các tổ Vũ Duy Hoà, Nguyễn Công Trứ, Đỗ Tông Phát và các thế hệ con cháu tụ hội khởi nghiệp lấn biển, quai đê, mở đất, biến bãi biển hoang vu lau lách, sình lầy thành vùng đất phì nhiêu, dân cư trù phú, văn hoá đa dạng, phong phú, đậm nét ven biển châu thổ sông Hồng. Vốn là vùng quê “Đất lành chim đậu”, đất và người Hải Hậu không chỉ dũng cảm, cần mẫn sáng tạo trong đấu tranh với thiên tai mà còn kiên trung bất khuất trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ quê hương, đất nước.

Văn hóa huyện Hải Hậu mang đặc trưng văn hóa dân gian Bắc Bộ, Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, có đời sống văn hóa đa dạng, phong phú đậm nét vùng biển. Phát huy truyền thống của ông cha, cán bộ và nhân dân trong huyện luôn quan tâm duy trì và nâng cao. Năm 1978, huyện Hải Hậu được công nhận là “điển hình văn hóa của cả nước”. Năm 1998, huyện được công nhận 20 năm điển hình văn hóa cấp huyện; từ năm 1978 đến nay liên tục huyện được Bộ Văn hóa (nay là Bộ VH, TT và DL) tặng Cờ đơn vị thi đua xuất sắc. Năm 2018 được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen đơn vị 40 năm điển hình văn hóa của cả nước. Phong trào xây dựng thiết chế văn hóa được đặc biệt quan tâm thông qua việc ban hành cơ chế hỗ trợ trong xây dựng nhà văn hóa xóm, cổng làng… Đến nay, huyện có 34 nhà văn hóa xã, thị trấn quy mô 300-800 chỗ ngồi; có 546/546 nhà văn hóa xóm, tổ dân phố khang trang, sạch đẹp, trong đó nhiều nhà văn hóa xóm trị giá trên 5 tỷ đồng. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.

Trên địa bàn huyện Hải Hậu hàng năm, theo thông lệ đều sẽ diễn ra rất nhiều lễ hội, trong đó phải kể đến 2 lễ hội chính mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của huyện Hải Hậu. 1. Lễ hội truyền thống Quần Anh ra đời từ thế kỷ thứ XVI. Trải qua bao năm tháng thăng trầm lịch sử, lễ hội chùa Lương - đền thờ Thủy Tổ, Cầu Ngói đã từ lâu trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, hội tụ tinh thần đoàn kết của cả cộng đồng và đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Hải Hậu. Mục đích muốn nhắc nhở con cháu đời sau phải nhớ đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" với bậc Thủy tổ, Liệt tổ và các bậc tiền nhân đã có công khởi nghiệp, mở đất lấn biển. (Tứ tổ Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập đã tập hợp nhân dân khai hoang, mở đất lập nên ấp Phú Cư­ờng. Tiếp theo là cửu tộc: Lại, Nguyễn,Lê, Bùi, Phan, Đoàn, Đỗ và 2 dòng họ Trần, Vũ khác cùng tới hiệp lực). Hội chùa Lương, Hải Anh được tổ chức hàng năm từ ngày 14/03 - 16/03 âm lịch. 2. Ngày hội văn hóa truyền thống cách mạng: Từ năm 1978 đến nay, vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, các xã, thị trấn trong toàn huyện lại sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao chuẩn bị cho ngày hội văn hóa truyền thống cách mạng diễn từ ngày 19/8 - 2/9. Các bộ môn tham gia từ 13 - 15 bộ môn với hàng vạn người tham dự.

 Đây là những lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa của mảnh đất, con người Hải Hậu. Là dịp để những người Hải Hậu ở mọi miền Tổ quốc trở về quê hương đoàn tụ gia đình, hòa mình vào ngày hội để tưởng nhớ về nguồn cội “tứ tính cửu tộc”, mảnh đất quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, để cảm nhận sự đổi thay từng ngày của quê hương Anh hùng. Để tự hào - hơn ở bất kỳ đâu, nhân dân làm văn hóa, nhân dân hưởng thụ văn hóa, và ở đây, hơn bất kỳ đâu ta thấy rõ cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa lịch sử và cách mạng, giữa tôn giáo và cộng đồng và được nhân lên thành nét đẹp văn hóa cộng đồng. Mạch nguồn ấy đã được khơi thông, dòng chảy ấy tiếp tục được đắp bồi.

 

anh tin bai

 

Xây dựng huyện Nông thôn mới bền vững và phát triển

Từ năm 2009, huyện Hải Hậu được BCĐ Trung ương lựa chọn làm huyện điểm xây dựng NTM và chọn xã Hải Đường làm xã điểm của Trung ương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Năm 2010 bình quân các xã trong toàn huyện mới đạt 7/19 tiêu chí, còn 28/35 xã đạt dưới 10 tiêu chí NTM; tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt 20,2%; thu nhập bình quân đầu người mới đạt 10,2 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn cũ còn cao (11,17 %). Sự bỡ ngỡ từ trong tư duy và quá trình triển khai thực hiện Chương trình gặp nhiều khó khăn về phương pháp, cách làm và nguồn lực hỗ trợ đầu tư.

Quán triệt các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương, của Tỉnh về Chương trình xây dựng NTM, cụ thể hóa các Nghị quyết, Chỉ thị của BCH Đảng bộ huyện từ năm 2010-2019 UBND huyện đã ban hành 07 Quyết định về phát động phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” và nội dung tổ chức thực hiện phong trào thi đua, về quy định Bộ tiêu chí xóm NTM giai đoạn 2010 - 2015, Bộ tiêu chí xóm NTM bền vững và phát triển (NTM nâng cao) giai đoạn 2016-2020, về cơ chế hỗ trợ, khen thưởng xây dựng NTM cho từng giai đoạn. Hàng năm, UBND huyện tổ chức sơ kết phong trào thi đua "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” và phát động thi đua cho năm tiếp theo.

Để tạo đột phá trong phong trào, dồn điền - đổi thửa được xác định là điều kiện, là tiền đề quan trọng trong xây dựng NTM; ngay trong năm 2011, toàn huyện đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp và giao xong đất ngoài thực địa, vận động nhân dân góp được trên 345 ha đất nông nghiệp và trên 25 ha đất thổ cư để làm đường giao thông, thủy lợi và xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng NTM.

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, chất lượng các tiêu chí được nâng lên; diện mạo nông thôn tiếp tục đổi mới sáng - xanh - sạch - đẹp

Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, huyện đã tiếp tục phát động phong trào thi đua và tập trung cao chỉ đạo, có nhiều sáng tạo trong triển khai xây dựng nông thôn mới bền vững và phát triển (nông thôn mới nâng cao) giai đoạn 2016-2020. Ban hành Bộ tiêu chí xóm, tổ dân phố nông thôn mới bền vững và phát triển giai đoạn 2016-2020, Bộ tiêu chí xây dựng xã, thị trấn nông thôn mới bền vững và phát triển (nông thôn mới nâng cao) huyện Hải Hậu giai đoạn 2018-2020; ban hành cơ chế hỗ trợ, khen thưởng xây dựng nông thôn mới bền vững và phát triển huyện Hải Hậu giai đoạn 2016- 2020... Xây dựng và triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức thực hiện nâng cao các tiêu chí nông thôn mới, trong đó lựa chọn khâu đột phá là tập trung xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp. Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân hưởng ứng thực hiện với nhiều việc làm cụ thể. Qua đó, đã thu hút sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân, khích lệ toàn thể nhân dân và con em quê hương ở mọi nơi ủng hộ, hưởng ứng góp của, góp công, thi đua sôi nổi tiếp tục xây dựng nông thôn mới bền vững và phát triển (nông thôn mới nâng cao). Đến nay, có 527/546 xóm, tổ dân phố đạt nông thôn mới bền vững và phát triển; 34/34 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Với những kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, năm 2018, huyện Hải Hậu tiếp tục được Trung ương chọn là 1 trong 4 huyện điểm của cả nước xây dựng mô hình huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện đã xây dựng Đề án và Kế hoạch thực hiện xây dựng huyện Hải Hậu nông thôn mới kiểu mẫu “Sáng, xanh, sạch, đẹp để phát triển bền vững” giai đoạn 2019-2025; ban hành Bộ tiêu chí gia đình nông thôn mới kiểu mẫu, xóm nông thôn mới kiểu mẫu và các cơ chế hỗ trợ, khen thưởng. Tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Lựa chọn các đơn vị xã, xóm nông thôn mới điển hình để làm điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Kết quả đến nay đã công nhận 2 xóm([2]) đạt nông thôn mới kiểu mẫu “Sáng, xanh, sạch, đẹp để phát triển bền vững”; 3 xã (Hải Thanh, Hải Quang, Hải Châu) và 7 xóm, tổ dân phố([3]) đã cơ bản đạt các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu về kết cấu hạ tầng, cảnh quan, môi trường và văn hóa; xây dựng 4 tuyến đường cơ bản đạt tiêu chí nông thôn kiểu mẫu “Sáng, xanh, sạch, đẹp”([4]).

Thực hiện các Nghị quyết, các chương trình, đề án của tỉnh về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, với phương châm “li nông bất li hương „ huyện Hải Hậu đã tập trung cao triển khai tích cực các giải pháp phát sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông. Các HTX cũ trước đây đều được giải thể để thành lập HTX mới và HTX chuyên ngành hoạt động theo Luật HTX 2012 đóng góp tích cực hiệu quả vào thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp huyện Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp - thuỷ sản chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 72% năm 2015 xuống còn 59,9% năm 2020; tỷ trọng ngành thuỷ sản tăng từ 28% lên 40,1%. Giá trị sản xuất bình quân 1 héc-ta canh tác tăng từ 112,6 triệu đồng năm 2015 lên 135 triệu đồng năm 2020. Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và Chương trình phát triển sản phẩm OCOP để góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng Chương trình xây dựng NTM.

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, quân và dân Hải Hậu luôn nhận được sự quan tâm, động viên của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm, làm việc tại Hải Hậu. Ngày 11/11/2012, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác của TƯ về thăm, làm việc tại Hải Hậu: “Trên đường đi về huyện, xã của huyện Hải Hậu rõ ràng càng đi xuống cơ sở càng thấy phấn khởi, toàn là nhìn cơ sở vật chất xóm, xã, huyện khác xa so với ngày xưa”, “Đời sống nhân dân chúng ta rõ là đổi đời, khác một trời, một vực: cầu cống nhiều, đường sá rất là đẹp. Không chỉ trụ sở của huyện, các đài tưởng niệm liệt sỹ, các nhà văn hóa, các đường làng ngõ xóm đi vào đều thấy rất đẹp……”.

Ngày 21/2/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, động viên, nói chuyện, trồng cây và phát động phong trào xây dựng huyện nông thôn mới để cả nước về tham quan, học tập Hải Hậu. Trong buổi nói chuyện, Thủ tướng đã hoan nghênh tinh thần, cách làm tiên phong của huyện Hải Hậu trong xây dựng nông thôn mới, “Đường có điện có hoa, nhà có tên, sông không rác, cán bộ chuyên cần, nhân dân đồng thuận”….“Tôi mong muốn huyện Hải Hậu sẽ trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu của Việt Nam”./.


([1]) Gồm các xã: Hải Tây, Hải Bắc, Hải Đông, Hải Thanh, Hải Tân, Hải Hà, Hải Anh, Hải Phú, Hải Phúc, Hải Quang, Hải Chính, Hải Châu, Hải Hưng, Hải Trung và Hải Nam

([2]) Xóm 2 và 3 - Phú Lễ - Hải Châu.

([3]) Gồm các xóm: Xóm 4 - Hải Bắc, Xóm 8 - Hải Tây, Xóm 3- Hải Hà, Tổ dân phố số 8 - Thị trấn Thịnh Long, Xóm 12 - Hải Quang, Xóm Tây Cát - Hải Đông, Xóm Vĩnh Hiệp - Hải Thanh.

([4]) Gồm: Tuyến đường Tây sông Múc khoảng 5 km từ cầu Yên Định đến cầu Hải Tân; tuyến đường Đông sông Đối khoảng 5 km từ cầu Đối đến cầu Hải Đường; tuyến đường Trung tâm xã Hải Toàn khoảng 3 km và tuyến đường từ Cầu Đông - Hải Trung đến Cầu Yên Định khoảng 4 km.

image advertisement 

image advertisement

anh tin bai

 anh tin bai

anh tin bai



image advertisement

anh tin bai

image advertisement

 anh tin bai

image advertisement
image advertisement 

image advertisement

image advertisement

 anh tin bai




image advertisement

 image advertisement

anh tin bai

 image advertisement

image advertisement

 
image advertisement
  

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1