image banner

image advertisement 

image advertisement

anh tin bai

 anh tin bai

anh tin bai



image advertisement

anh tin bai

image advertisement

 anh tin bai

image advertisement
image advertisement 

image advertisement

image advertisement

 anh tin bai




image advertisement

 image advertisement

anh tin bai

 image advertisement

image advertisement

 
image advertisement
  

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 29 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân
Lượt xem: 4068
Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới, quân đội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, được sinh ra và lớn lên từ phong trào cáchmạng của quần chúng nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện; là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Trải qua 74 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đùm bọc và nuôi dưỡng của nhân dân, sự đoàn kết, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; kế thừa và phát huy truyền thống quân sự của dân tộc, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát triển, đi từ nhỏ đến lớn, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng lớn. Những thành tích và chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam đã góp phần tô thắm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, viết nên truyền thống “Quyết chiến - Quyết thắng”, làm rạng ngời thời đại Hồ Chí Minh.

Thực hiện Chỉ thị của Trung ương Đảng và Bác Hồ, ngày 22/12/1944 tại khu rừng giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), dưới sự chủ trì của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập theo Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, gồm có 34 chiến sĩ được chia thành 03 tiểu đội; đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng; đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên; đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách công tác kế hoạch – tình báo. Đội có chi bộ Đảng lãnh đạo. Bác Hồ nhận định “Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ,nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta”.




Thực hiện chỉ đạo của Bác Hồ:“Trong một tháng phải có hoạt động, trận đầu nhất định phải thắng”, ngày 25/12/1944 đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân tiến công đồn Phay Khắt; ngày 26/12/1944 tiến công đồn Nà Ngần. Cả hai trận đánh đầu tiên, đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đều giành thắng lợi, tiêu diệt và bắt sống nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của địch mở ra truyền thống “quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng”của Quân đội ta. Tháng 4/1945, tại Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, Trung ương Đảng quyết định thống nhất lực lượng vũ trang cả nước (Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc dân…) thành Việt Nam giải phóng quân; phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa cách mạng. Ngày 15/5/1945, sau buổi lễ thống nhất tại Định Biên Thượng, Định Hóa, Thái Nguyên, đồng chí Võ Nguyên Giáp trở thành Tư lệnh các Lực lượng vũ trang thống nhất, mang tên Việt Nam giải phóng quân. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân. Năm 1946, Vệ Quốc quân đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày 22/12/1944, ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong muôn vàn khó khăn,dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, được sự thương yêu, đùm bọc của nhân dân; Quân đội ta từ gậy tầm vông, giáo mác không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, cùng toàn dân kháng chiến, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, qua các chiến dịch: Việt Bắc, Tây Bắc,…..đến chiến dịch Điện Biên Phủ ‘'Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở ra giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, song miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai. Đất nước tạm thời bị chia cắt hai miền.

Trước tình hình trên, Bộ Chính trị quyết định xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam thành quân đội cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại. Quân đội ta đã có bước trưởng thành mới, từ lực lượng chủ yếu là bộ binh đã trở thành quân đội chính quy, ngày càng hiện đại, gồm các quân, binh chủng như: Lục quân, Hải quân,Không quân. Ở miền Bắc, Quân đội vừa thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu vừa thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội,tích cực tham gia sản xuất, góp phần khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Ở miền Nam, cùng với sự phát triển lớn mạnh của phong trào cách mạng, các đơn vị dân quân, du kích, bộ đội địa phương từng bước được củng cố,làm nòng cốt cho nhân dân “Đồng khởi” thắng lợi. Đại thắng mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước ta sạch bóng quân xâm lược, Tổ quốc thống nhất, khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam thành hiện thực.

Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ của Quân đội được Đảng xác định: “Ra sức bảo vệ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta,…bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,vùng trời, vùng biển, biên giới và hải đảo của nước Việt Nam thống nhất”. Đồng thời “tích cực tham gia sản xuất, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”. Từ 1977 đến 1989 Quân đội cùng toàn dân đánh thắng cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế ở Căm Pu Chia và giúp nước bạn Lào.

Thực hiện công cuộc đổi mới, trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp. Nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của Quân đội là phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và thành quả cách mạng của nhân dân. Đồng thời tham gia phòng chống thiên tai, bão lụt, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, làm cho hình ảnh và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” ngày càng tỏa sáng.

Trong mọi hoàn cảnh, Quân đội luôn tỏ rõ bản lĩnh vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; thực hiện tốt chức năng: Đội quân chiến đấu; đội quân công tác; đội quân tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế; xây đắp, giữ gìn và phát huy truyền thống “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Ngày 17 tháng 10 năm 1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) đã ra Chỉ thị số 381-CT/TƯ quyết định lấy Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) đồng thời là Ngày hội Quốc phòng toàn dân - Ngày hội của truyền thống bảo vệ Tổ quốc, Ngày hội tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” - một nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại mới. Ngày hội Quốc phòng toàn dân cũng là dịp để phát huy truyền thống yêu nước, biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Lực lượng vũ trang huyện Hải Hậu là lực lượng nòng cốt, xung kích trong các phong trào đấu tranh cách mạng ở địa phương, luôn được Đảng bộ và nhân dân yêu mến.




Tháng 6/1947, Đảng bộ huyện được thành lập. Cùng với sự ra đời của Đảng bộ huyện, tháng 15/6/1947 tại chùa Khánh Quang (xã Hải Đường ngày nay) Huyện đội dân quân Hải Hậu được thành lập do đồng chí Thành Tất Đạt (tên thật là Nguyễn Văn Chúc quê quán xã Quỳnh Hưng- Quỳnh Phụ- Thái Bình) làm huyện đội trưởng. Đồng chí Nguyễn Đức Rĩnh (quê xã Hải Anh- Hải Hậu) làm huyện đội phó).

Thực hiện lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng gậy gộc, cuốc thuổng”. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, LLVT huyện đã nêu cao tinh thần yêu nước, luôn là nỗi khiếp sợ của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Vận dụng cách đánh du kích độc đáo, sáng tạo đã độc lập và phối hợp với bộ đội chủ lực đánh 1.169 trận lớn,nhỏ, diệt 96 ban tề vũ trang, 7.740 tên địch, phá hủy 13 xe cơ giới, thu hàng nghìn tấn vũ khí, lương thực, thực phẩm các loại như các trận đánh: Văn Đàn, Văn Lý, Xương Điền, Cầu Đôi, Đông Biên…Đã có nhiều tấm gương anh dũng hy sinh như liệt sỹ: Trần Văn Chử, Trần Thiện Rụ, Vũ Giao Hoan và nhiều đồng chí khác, góp phần cùng quân dân cả nước làm lên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước quân và dân huyện Hải Hậu đã đoàn kết một lòng, thực hiện khẩu hiệu “Tay cày - Tay súng, Tay tang - Tay súng, Tay lưới- Tay súng, tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược”, vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu,phục vụ chiến đấu, sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến với tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Quân,dân Hải Hậu vừa sản xuất giỏi, vừa chiến đấu kiên cường, bảo vệ quê hương và chi viện cho cách mạng miền Nam, lập lên những chiến công mới, phối hợp với các lực lượng bắn rơi 13 máy bay, bắn cháy 3 tàu chiến Mỹ, chi viện cho tiền tuyến hơn 170.000 tấn thóc, 11.000 tấn thịt lợn hơi, 700.000 tấn muối, 6.500 tấn hải sản và nhiều sản phẩm khác.




Trong các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, Hải Hậu rất tự hào đã có những đóng góp xứng đáng cùng quân dân cả nước. Trên 5 vạn con em quê hương Hải Hậu đã hăng hái lên đường cầm súng chiến đấu trên khắp các chiến trường của Tổ quốc; hơn 4.708 đồng chí đã anh dũng hy sinh, 2.145 thương binh, bệnh binh, 119 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đầy. Nhân dân và LLVT huyện được Nhà nước 3 lần phong tặng Danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; Anh hùng LLVT nhân dân trong trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân trong thời kỳ đổi mới; 21 xã, thị trấn được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 385 bà mẹ được phong tặng, truy tặng Danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”; 18 tướng lĩnh trong Quân đội. Đặc biệt huyện nhà có 19 người con ưu tú được Nhà nước phong tặng, truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân trong các cuộc kháng chiến.




Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, LLVT huyện luôn phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động, khắc phục mọi khó khăn, xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD và ANND, giữ chắc KVPT huyện. Năm 2011, LLVT huyện được Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tặng thưởng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba, năm 2016 được tặng thưởng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì. Nhiều năm liền được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, BTL Quân khu 3, UBND tỉnh và Bộ CHQS tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc, Bằng khen, Giấy khen./.

Ban Chỉ huy Quân sự huyện