1. Thời giờ
làm việc của người lao động trong hầm lò
Nội dung này được quy định tại Thông
tư 04/2021/TT-BCT của Bộ Công thương quy định về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò (có hiệu lực từ
ngày 01/9/2021). Theo đó, ca làm việc của người lao động trong hầm lò không quá
9,5 giờ trong 01 ngày.
Thời giờ làm việc của người lao động tại
vị trí sản xuất trong hầm lò không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 42 giờ
trong 01 tuần. Bên cạnh đó, quy định làm thêm giờ của người lao động trong hầm
lò như sau:
- Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời
gian làm việc ngoài ca làm việc quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư
04/2021/TT-BCT.
- Bảo đảm tổng số giờ làm việc của ca
làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; số giờ làm thêm
không quá 300 giờ trong 01 năm.
- Việc tổ chức làm thêm giờ phải được
sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định
145/2020/NĐ-CP.
- Việc tổ chức làm thêm giờ trong trường
hợp đặc biệt tuân thủ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động.
2. Bỏ giấy
khen học sinh tiên tiến
Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành Thông
tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh
trung học phổ thông, có hiệu lực từ ngày 05/9/2021. Theo đó, sẽ không còn hình
thức khen thưởng danh hiệu Học sinh tiên tiến. Cụ thể, cuối năm học hiệu trưởng
tặng giấy khen cho học sinh:
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh
Xuất sắc" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh
giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06
(sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có
ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh
Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá
mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.
Ngoài ra, khen thưởng học sinh có thành
tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.
Học sinh có thành tích đặc biệt được
nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.
(Thông tư 58/2021/TT-BGDĐT, công nhận
đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ
loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên).
3. Nguồn kinh
phí chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
Thông tư 56/2021/TT-BTC hướng dẫn nội
dung chi, mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt
chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và hoạt
động kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục thường xuyên.
Theo đó, kinh phí chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận
đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục gồm:
- Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách
chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề) theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nước;
- Nguồn thu hoạt động của các cơ sở
giáo dục, bao gồm nguồn tài chính hợp pháp của các cơ sở giáo dục
ngoài công lập theo quy định của pháp luật;
- Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp
pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật của các cơ sở giáo dục.
Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản
lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế
độ.
Việc lập dự toán, thanh quyết toán
kinh phí để kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia thực
hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Thông tư 56/2021/TT-BTC có hiệu lực từ
ngày 01/9/2021 và thay thế Thông tư liên tịch 125/2014/TTLT-BTC-BGDĐT.
4. Các trường
hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhưng phải đăng ký biến động
Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi
Thông tư quy định hướng dẫn Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 01/9/2021. Theo
đó, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động gồm:
- Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất
nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục
vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và
các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục
đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác,
đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
- Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất
nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
- Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp
không phải là đất ở;
- Chuyển đất
thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất,
kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản
xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.”
5. Quy định
liên quan đến mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có
công
Nghị định 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ
về các quy định liên quan đến mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối
với người có công quy định, từ ngày 15/9/2021, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người
có công với cách mạng là 1.624.000 đồng.
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công
với cách mạng làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và chế độ ưu đãi đối
với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức
quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều
chỉnh.
6. Giảm biểu
phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước
Theo Thông tư 13/2021/TT-NHNN về sửa đổi
Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày
01/9/2021, Ngân hàng Nhà nước đồng ý giảm 50% mức phí giao dịch thanh toán qua
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đến hết ngày 30/6/2022, gồm:
- Phí giao dịch thanh toán qua Tiểu hệ
thống thanh toán giá trị chỉ còn tối thiểu là 1000 đồng/món và tối đa là 25.000
đồng/món (đối với giao dịch trước 15h30 trong ngày); tối thiểu là 2.000 đồng/món
và tối đa là 50.000 đồng/món (đối với giao dịch sau 15h30 đến khi hệ thống dừng
nhận giao dịch).
- Phí giao dịch thanh toán qua Tiểu hệ
thống thanh toán giá trị thấp là 1.000 đồng/món.
7. Quy định về
đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai hàng năm
Nghị định 78/2021/NĐ-CP của Chính phủ
về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai, có hiệu lực từ ngày
15/9/2021 nêu rõ, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện
lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp hàng năm
như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người
hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn
vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ
trang đóng ½ của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng
lao động trong các doanh nghiệp đóng 1/2 của mức lương tối thiểu vùng chia cho
số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động. Người lao động giao kết
nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp chỉ phải đóng 1 lần theo 1 hợp đồng lao động
có thời gian dài nhất.
8. Quy định về
quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm
Quyết định 24/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ quy định về quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy
trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức
sống trung bình giai đoạn 2022-2025. Theo đó, từ ngày 01/9/2021, quy trình rà
soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm gồm 6 bước:
- Lập danh sách hộ gia đình cần rà
soát;
- Tổ chức rà soát, phân loại hộ gia
đình;
- Tổ chức họp dân để thống nhất kết quả
rà soát;
- Niêm yết, thông báo công khai;
- Báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch
UBND cấp huyện;
- Công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và
hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo./.
Biên soạn: Phòng Tư pháp