Chiều ngày 20-12, UBND huyện, Văn phòng Điều phối NTM huyện
tổ chức Hội nghị tập huấn về chu trình phát triển sản phẩm OCOP. Dự hội nghị có
đồng chí Vũ Văn Kỳ, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện.
Tại hội nghị, UBND huyện đã trao Giấy chứng nhận các sản
phẩm OCOP đạt 3 sao cho 21 sản phẩm trên địa bàn đã tham gia đánh giá, phân
hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2023.
Đ/c
Vũ Văn Kỳ, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện trao Giấy chứng nhận cho các
đơn vị.
Đại diện Công ty cổ phần phát triển
Dược Khoa (đơn vị được tỉnh mời tham gia tư vấn, hướng dẫn sản phẩm OCOP trên
địa bàn tỉnh) tập huấn chu trình phát triển sản phẩm OCOP. Trong đó tập trung
hướng dẫn các đơn vị xây dựng hồ sơ theo bộ tiêu chí mới, theo Quyết định số
148/ QĐ – TTG, ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh
giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Bộ tiêu chí của sản phẩm gồm 03 phần:
Phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản
phẩm và sức mạnh cộng đồng (40 điểm), gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản
phẩm; sức mạnh cộng đồng.
Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả
năng tiếp thị (25 điểm), gồm: Tiếp thị; câu chuyện về sản phẩm.
Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng
sản phẩm (35 điểm), gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo
của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường
quốc tế.
Phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP
căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí OCOP. Tổng điểm đánh giá
cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 điểm và được phân thành 05
hạng: Hạng 5 sao, 4 sao, 3 sao, 2 sao và 1 sao.
Đại diện Công ty cổ phần phát
triển Dược Khoa tập huấn chu trình phát triển sản phẩm OCOP cho các đơn vị.
Để tiếp tục quản lý, duy trì và phát
triển các sản phẩm OCOP trong thời gian tới, Văn phòng điều phối NTM huyện đã
đề nghị:
UBND các xã, thị trấn thông báo, hướng
cho các cơ sở, HTX, công ty, doanh nghiệp có sản phẩm OCOP đã hết thời hạn, nếu
có nhu cầu đăng ký công nhận lại hoặc nâng hạng sao cần hoàn thiện hồ sơ, sản
phẩm để đánh giá, công nhận lại theo quy trình, quy định.
Lựa chọn các sản phẩm thế mạnh của địa phương,
hướng dẫn thực hiện chu trình OCOP và hoàn thiện hồ sơ, sản phẩm để được công
nhận sản phẩm OCOP, cụ thể: sản phẩm thực phẩm; sản phẩm đồ uống, sản phẩm dược
liệu và sản phẩm từ dược liệu, sản phẩm thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc trong
tỉnh Nam Định, sản phẩm sinh vật cảnh...
Các cơ sở, HTX, công ty, doanh nghiệp có các
sản phẩm OCOP khi hết thời hạn công nhận: sẽ không được sử dụng tem sản phẩm
đạt chuẩn của Chương trình OCOP và không được in nhãn hiện OCOP lên bao bì sản
phẩm. Nếu có nhu cầu đăng ký công nhận lại hoặc nâng hạng sao, đăng ký sản phẩm
mới cần hoàn thiện hồ sơ theo quy định; báo cáo UBND xã, thị trấn xem xét,
hướng dẫn hoàn thiện các bước tiếp theo./.
Việt Hải