LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN HUYỆN HẢI HẬU
Hải
Hậu là huyện ven biển tỉnh Nam Định, hình thành cách đây hơn 5 thế kỷ, có
tọa độ địa lý khoảng từ 20,00 đến 20,15 vĩ độ Bắc và 106,00 đến 106,21 kinh độ
Đông. Phía Đông giáp huyện Giao Thủy. Từ Tây Bắc xuống Tây Nam huyện là sông
Ninh Cơ, tiếp giáp với huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng. Phía Bắc giáp huyện Xuân
Trường. Điểm cực Bắc là Trại Đập xã Hải Nam, phía Nam là biển Đông- Điểm cực
Nam là mũi Gót Chàng. Diện tích 226km2, dân số hiện nay trên 294.000 người,
trong đó đồng bào theo đạo công giáo trên 40%, được phân bố ở 31 xã và 3 thị trấn.
Mật độ trung bình 1.301 người/km2.
Trên 500 năm mở đất, trên130 năm
thành lập huyện Hải Hậu, trải qua bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử với chồng
chất khó khăn, song bằng ý chí và cả sự khao khát vươn mình cùng cả nước, quân
và dân Hải Hậu luôn chung sức đồng lòng muôn người như một viết lên bản anh
hùng ca Hải Hậu - Văn hóa - Anh hùng hội tụ và lan tỏa giá trị truyền thống tốt
đẹp. Huyện vinh dự được Đảng, Nhà nước 4 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng; Từ
năm 1978 tới nay liên tục được công nhận là điển hình văn hóa thông tin cấp huyện
của cả nước; năm 2018 vinh dự được Trung ương chọn là một trong 4 huyện làm điểm
xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu của cả nước.
Kỳ tích một vùng đất - Tự hào những chiến công
Hải Hậu, huyện đồng bằng ven biển
có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng của
tỉnh Nam Định. Dân cư tập trung sinh sống ở 32 xã và 3 thị trấn. Ở mảnh đất
này, đầu thế kỷ XV nơi đây còn là một bãi bồi hoang vu sông lớn mênh mông,biển
sâu thăm thẳm. Tứ tổ Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập đã tập hợp nhân dân
khai hoang, mở đất lập nên ấp Phú Cường. Tiếp theo là cửu tộc: Lại, Nguyễn, Lê,
Bùi, Phan, Đoàn, Đỗ và 2 dòng họ Trần, Vũ khác cùng tới hiệp lực. Trải qua bao
năm tháng, vùng đất mới được hình thành đẩy nhanh công cuộc khẩn hoang mở đất,
lập làng tạo lên những bờ xôi ruộng mật, cây trái sum suê. Đất mẹ chắt chiu những
dòng phù sa ươm hạt thóc nảy mầm thảo thơm hạt gạo, biển mặn mà cho tôm cá đầy
khoang. Truyền để giống nòi: Nếp nhà nhân hậu, phúc đức cần kiệm; Mây sáng trời
trong, con hiền, cháu thảo, dựng lên cơ nghiệp. Năm 1511, xã Quần Anh được
thành lập. Ngày 27 tháng 12 năm 1888 huyện Hải Hậu được thành lập, gồm 4 tổng:
Quần Phương, Kiên Trung, Ninh Nhất và Tân Khai. Những giá trị truyền thống,
nét đẹp văn hóa đặc sắc: “Mỹ tục khả phong - Thiện tục khả phong” trở
thành truyền thống viết lên những trang sử hào hùng, thiêng liêng.
Thời gian khắc sâu và đắp bồi thêm
công lao các bậc tiền nhân mở đất, để lớp lớp người dân Hải Hậu con nối tiếp
cha, cháu nối tiếp ông kế thừa truyền thống kiên cường, bất khuất trong đấu
tranh giai cấp và chống giặc ngoại xâm. Từ những năm 1929 , phong trào đấu
tranh của tổ chức Thanh niên cách mạng Đồng chí hội phát triển vào Hội Khê Ngoại
(xã Hải Nam) gieo mầm cho các hoạt động của Đảng Cộng sản tại Hải Hậu sau này.
Năm 1930, ở Hội Khê Ngoại thành lập tổ Đảng gồm 03 đồng chí, do đồng chí Hoàng
Kiên phụ trách. Tháng 7, năm 1931, lần đầu tiên trên địa bàn huyện Hải Hậu lá cờ
đỏ búa liềm tung bay trên cây gạo trước Đền Hội Khê – nay là xã Hải Nam cổ vũ
nhân dân hăng hái đấu tranh cách mạng. Ngày 21/8/1945, chớp thời cơ những người
cộng sản ở Hải Hậu đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, kết hợp đấu tranh chính
trị với đấu tranh vũ trang, chính quyền đã về tay nhân dân, kết thúc sự thống
trị của chế độ phong kiến, thực dân trên mảnh đất Hải Hậu.
Trong kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược (1945-1954), Hải Hậu là địa bàn bị địch chiếm đóng, khủng bố dã
man, thời kỳ “2 năm 4 tháng” là thời gian đen tối, đau thương của Hải Hậu.Tháng
6/1947, Huyện ủy Hải Hậu được thành lập, đã lãnh đạo nhân dân phát triển chiến
tranh du kích, phá tề, trừ gian, chống địch càn quét, lập lên những chiến công
vẻ vang, những trận đánh nổi tiếng. Dấu tích xưa vẫn còn lưu giữ như lời kể của
cha ông về những chiến thắng vang dội: Văn Đàn, Cầu Đôi; chiến thắng tiêu diệt
cụm cứ điểm Đông Biên kết thúc sự chiếm đóng của thực dân Pháp và tay sai trên
quê hương Hải Hậu.
Hòa bình lập lại
ở miền Bắc, Hải Hậu vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến. Với tinh thần “Thóc
không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, quân và dân Hải Hậu vừa sản
xuất giỏi, vừa chiến đấu kiên cường bảo vệ quê hương và chi viện cho miền Nam
ruột thịt. Đã có trên 5 vạn con em các thế hệ lên đường chiến đấu và phụcvụ
chiến đấu trên khắp các chiến trường và đã lập lên những chiến công hiển hách.
Quân và dân Hải Hậu đã chi viện cho tiền tuyến hàng nghìn tấn lương thực,thực
phẩm, muối, cá; đã phối hợp với bộ đội bắn rơi 13 máy bay (trong đó độc lập bắn
rơi 8 chiếc) và bắn cháy 3 tàu chiến Mỹ. Tổng kết các cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc, Hải Hậu có gần 5 nghìn người con ưu tú đã anh dũng hy sinh, hiến
dâng trọn tuổi xuân cho đất nước; gần 4 nghìn thương binh, bệnh binh đã để lại
một phần thân thể trên các chiến trường. Quân và dân Hải Hậu đến nay vinh dự được
Đảng, Nhà nước 4 lần phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Anh hùng Lực lượng vũ trang
nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ
đổi mới. Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. 42 tập thể và cá nhân được phong tặng
danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; 6 tập thể được phong tặng
danh hiệu Anh hùng Lao động; toàn huyện có 397 mẹ được phong tặng và truy tặng
danh hiệu “Mẹ Việt Nam Anh hùng”. 19 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 2.145 thương binh và 1.763 bệnh binh.
74 năm đấu tranh chống xâm lược, xây dựng và bảo vệ quê hương, trải qua 27 kỳ
Đại hội, Đảng bộ huyện Hải Hậu không ngừng được củng cố và phát triển cả số
lượng và chất lượng, vững về chính trị tư tưởng, mạnh về tổ chức. Từ 1 chi bộ với 5 đảng viên năm 1945, đến nay Đảng bộ đã có 90 đảng bộ, chi bộ cơ sở, 752 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở với trên 14.600 đảng viên; hàng nghìn đảng viên được trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng trở lên đang sinh hoạt tại Đảng bộ huyện. Nhiều đảng bộ, chi bộ liên tục nhiều năm đạt “Trong sạch, vững mạnh” với chất lượng cao.Từ 1 chi bộ với 5 đảng viên năm 1945, đến nay Đảng bộ đã có 90 đảng bộ, chi bộ cơ sở, 752 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở với trên 14.600 đảng viên; hàng nghìn đảng viên được trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng trở lên đang sinh hoạt tại Đảng bộ huyện. Nhiều đảng bộ, chi bộ liên tục nhiều năm đạt “Trong sạch, vững mạnh” với chất lượng cao. Đó là những trang sử được viết lên bằng xương máu, bằng mồ hôi và cũng đẹp
như khúc tráng ca của bao thế hệ người con Hải Hậu hiến dâng trọn đời mình cho
tổ quốc. Để thế hệ hôm nay, mai sau mãi mãi biết
ơn, trân trọng, ngợi ca!
Vươn mình cùng cả nước
Sau
những năm chiến tranh, huyện Hải Hậu đã có những lần chia tách, tái lập đơn vị
hành chính. Trong suốt chặng đường lịch sử, Đảng bộ và nhân dân Hải Hậu cùng với
cả nước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của thời kỳ khủng hoảng kinh tế, tiến
hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu rất quantrọng và toàn diện:
Nổi bật là Mười năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn Hải Hậu đã có đổi thay: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017
đạt 7,22%. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp-
xây dựng cơ bản và dịch vụ đạt 76,6%. Bài toán “li nông bất li hương” được giải
bằng việc tạo công ăn, việc làm thường xuyên cho 22.000 lao động làm việc tại
360 doanh nghiệp, công ty; còn lại lao động tập trung ở 44 làng nghề truyền thống:
mộc thủ công mỹ nghệ, hoa cây cảnh, cây dược liệu, nuôi trồng thủy sản...Văn
hóa, y tế, môi trường tiếp tục được củng cố và nâng cao chấtlượng. Đời sống
nhân dân ngày được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo không thuộc chính sách Bảo trợ xã hội
giảm còn 2%. Hệ thống trường học được đầu tư, xây dựng, phát triển cả về quy mô
và chất lượng.

Để nông thôn Hải Hậu đồng bộ,
hiện đại tiến gần đến thành thị. Cơ sở hạ tầng điện- đường- trường- trạm-trụ sở-
nhà văn hóa tiếp tục được huyện và các xã, thị trấn tiếp tục đầu tư nâng cấp: Hệ
thống kết cấu hạ tầng then chốt được đầu tư cải tạo, nâng cấp; đã xây dựng, đưa
vào sử dụng một số công trình lớn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển
trước mắt cũng như lâu dài, góp phần quyết định cải thiện đáng kể bộ mặt nông
thôn như: Đường Tây sông Múc, đường Trung Hòa (giai đoạn 2), khu đô thị thị trấn
Yên Định, Nhà trưng bày truyền thống, Cổng chào huyện, cải tạo, nâng cấp đường
Vân Nam, hoàn thành thi công dự án nâng cấp hạ tầng thủy lợi. Tổ chức lựachọn
nhà thầu thi công dự án xây dựng khu tái định cư Nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định
I.... Các chính sách xã hội, an sinh, phúc lợi được thực hiện đầy đủ,kịp thời;
đời sống nhân dân cơ bản ổn định và từng bước được nâng cao. Hệ thống chính
trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, phát triển và nâng cao chấtlượng, hiệu quả.
Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được tăng cường. Các lĩnh vực văn
hóa - xã hội, xây dựng nguồn nhân lực thường xuyên được quan tâm chăm lo và tiếp
tục đạt được nhiều thành tích mới; huyện Hải Hậu từ năm 1978 đến nay là đơn vị
điển hình văn hóa thông tin cấp huyện của cả nước. 34/34 xã, thị trấn và 100%
xóm (TDP) có Nhà văn hóa, được đầu tư đầy đủ trang thiết bị và thường xuyên tổ
chức các hoạt động văn hóa, thể thao, văn nghệ, đặc biệt hằng năm vào dịp kỷ niệm
Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, các xã, thị trấn trong toàn huyện lại
sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao chuẩn bị cho ngày hội văn hóa
truyền thống cách mạng diễn từ ngày 19/8 đến 2/9. Các bộ môn tham gia từ 13 -
15 bộ môn với hàng vạn người tham dự. Đây là một nét đẹpvăn hóa của mảnh đất,
con người Hải Hậu, là dịp để những người Hải Hậu ở mọi miền Tổ quốc trở về quê
hương đoàn tụ gia đình, hòa mình vào ngày hội để tưởng nhớ về nguồn cội “tứ
tính cửu tộc”, mảnh đất quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, để cảmnhận sự đổi thay
từng ngày của quê hương Anh hùng. Để tự hào - hơn ở bất kỳ đâu, nhân dân làm
văn hóa, nhân dân hưởng thụ văn hóa, và ở đây, hơn bất kỳ đâu ta thấy rõ cầu nối
giữa truyền thống và hiện đại, giữa lịch sử và cách mạng, giữa tôn giáo và cộng
đồng và được nhân lên thành nét đẹp văn hóa cộng đồng. Mạch nguồn ấy đã được
khơi thông, dòng chảy ấy tiếp tục được đắp bồi.

Năm 2010, huyện Hải Hậu được
Trung ương, Tỉnh lựa chọn là huyện điểm xây dựng nông thôn mới; phát động mạnh
mẽ phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cán bộ vànhân dân
huyện trong toàn huyện đã nỗ lực cố gắng, tích cực triển khai thực hiện toàn diện
chương trình xây dựng nông thôn mới với phương châm “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân hưởng thụ”, “làm từ đồng về làng, làm từ nhà ra xóm, làm từ xóm lên
xã”. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận huyện Hải Hậu
đạt chuẩn nông thôn mới. Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường
xuyên, liên tục, không có điểm dừng từng bước nâng cao đời sống vật chấtvà tinh
thần của nhân dân, đưa nông thôn tiến gần đến thành thị. Năm 2016, UBND huyện
đã phát động phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới bền
vững và phát triển”; ban hành và triển khai thực hiện Bộ tiêu chí xây dựng xã,
thị trấn, xóm, tổ dân phố nông thôn mới bền vững và phát triển huyện Hải Hậu
giai đoạn 2016- 2020. Năm 2018, huyện Hải Hậu được chọn là một trong 4 huyện điểm
của cả nước xây dựng thí điểm mô hình huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Phấn đấu đến
năm 2023, huyện Hải Hậu đạt huyện nông thôn mới kiểu mẫu “Sáng- Xanh sạch- Đẹp
để phát triển bền vững”.

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, quân và dân Hải Hậu luôn nhận được sự quan tâm, động viên của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm, làm việc tại Hải Hậu. Ngày 11/11/2012, đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn công tác của Trung ương về thăm, làm việc tại Hải Hậu. Trong chuyến về thăm, đồng chí Tổng Bí thư đã phát biểu: “Trên đường đi về huyện, xã của huyện Hải Hậu rõ ràng càng đi xuống cơ sở càng thấy phấn khởi, toàn là nhìn cơ sở vật chất xóm, xã, huyện khác xa so với ngày xưa”, “Đời sống nhân dân chúng ta rõ là đổi đời, khác một trời, một vực: cầu cống nhiều, đường sá rất là đẹp. Không chỉ trụ sở của huyện, các đài tưởng niệm liệt sỹ, các nhà văn hóa, các đường làng ngõ xóm đi vào đều thấy rất đẹp”.

Trong ngày 21/2/2018- ngày đầu
tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất - Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đã đến thăm, động viên, nói chuyện, trồng cây cùng Đảng bộ,quân và
nhân dân huyện Hải Hậu. Trong buổi nói chuyện, Thủ tướng đã hoan nghênh
tinh thần, cách làm tiên phong của huyện Hải Hậu trong xây dựng nông thôn mới,
đó là “đường có điện có hoa, nhà có
tên, sông không rác, cán bộ chuyên cần, nhân dân đồng thuận”.“Tôi mong muốn huyện
Hải Hậu sẽ trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu của Việt Nam”.
Phát huy truyền thống “tứ tính cửu
tộc” của cha ông đoàn kết một lòng, muôn người như một, trong chặng đường mới,
Đảng bộ, quân và dân Hải Hậu quyết tâm thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc, Đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện: “Tiếp tục phát huy truyền thống
văn hóa, anh hùng; tăng cường đoàn kết, mở rộng dân chủ, giữ vững kỷ cương,
tích cực đổi mới, tập trung trí tuệ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng bộ. Thực hiện dân chủ và công bằng xã hội, chăm lo nâng cao hơn nữa đời
sống của nhân dân để cán bộ và nhân dân Hải Hậu hôm nay tự tin là cánh chim đầu
đàn xây dựng Hải Hậu trở thành huyện nông thôn mới bền vững và phát triển, huyện
nông thôn mới kiểu mẫu mang bản sắc riêng có của mảnh đất - con người Hải Hậu hội
nhập và phát triển giàu đẹp - văn minh./.