image banner

image advertisement 

image advertisement

 

anh tin bai

 anh tin bai

anh tin bai



image advertisement

anh tin bai

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement
image advertisement 

image advertisement

image advertisement

 anh tin bai




image advertisement

 image advertisement

anh tin bai

 image advertisement

image advertisement

 
image advertisement
  

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Phát triển Hợp tác xã kiểu mới - khâu đột phá tái cơ cấu nông nghiệp
Lượt xem: 3285
Ra đời và phát triển cùng với quá trình bảo vệ, xây dựng XHCN miền Bắc, trong đó HTX đầu tiên của huyện nhà được thành lập năm 1958 ở xã Hải Long. Đã có lúc, toàn huyện có 330 HTX trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp (gồm ngành dệt, may, mộc, rèn), khai thác cá biển, nghề sản xuất muối.

Trải qua 57 năm ra đời và phát triển, bên cạnh thành tựu rất quan trọng của nông nghiệp huyện nhà như năng suất các cây, con không ngừng tăng lên, thì HTX cũng đã xuất hiện những bất cập vẫn tồn tại kéo dài nên vai trò và hiệu quả của HTX còn hạn chế. Với Luật HTX năm 2012 và các HTX kiểu mới - kết quả sáng tạo của một bộ phận nông dân, chúng ta đang có cơ hội chuyển giai đoạn phát triển của nông nghiệp nước nhà – là khâu đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp.

 HTX huyện nhà – Sự  ra đời và lớn mạnh

Người Hải Hậu mang gien di truyền của tổ tiên và luôn được các thế hệ trước truyền thụ cho nếp nghĩ, việc làm thông minh, sáng tạo. Lại sẵn trong bản thân mỗi người tinh thần tiếp thu phương thức làm ăn mới ra sức dựng xây quê hương phú cường –linh kiệt. Hiểu rất thấu mảnh đất của mình đang sống, lại tường địa lý, thiên văn nơi mình ở, nên đất nào giống ấy, vụ nào cây ấy thuộc như lòng bàn tay. Đất ngọt ngập nước được trồng lúa, vùng vàn cao trồng lúa tám, lúa nếp, nơi trũng trồng lúa tẻ, nơi hấp luỹ trồng khoai nước, vùng chua mặn làm muối, nuôi trồng thuỷ hải sản, đất vườn trồng cây ăn quả, trồng mía. Vùng bãi ven đê nuôi đại gia súc. Cả Hải Hậu 4 mùa xanh tươi, cây xen cây, vụ nối vụ. Mùa nào cũng có thu nhập, tháng nào cũng có việc làm. Trẻ có việc trẻ, già có việc già, khoẻ có việc khoẻ, yếu có việc yếu, ai cũng có việc làm, ai cũng có thu nhập, đời sống nhân dân được cải thiện.

Như một quy luật tất yếu trước đòi hỏi khách quan của lịch sử năm 1958, sự nghiệp hợp tác hoá ra đời đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp huyện nhà. Để hướng người lao động vào công cuộc hợp tác hoá lúc bấy giờ, Huyện uỷ, Uỷ ban hành chính huyện cùng các tổ chức đoàn thể đã dầy công tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ để nâng nhận thức cho toàn dân. Các tổ chức Đảng, toàn thể đảng viên trong mọi chi bộ đều phải qua nghiên cứu Nghị quyết, qua chỉnh huấn để thống nhất tư tưởng và hành động, đồng thời bản thân đảng viên và gia đình đảng viên phải thông suốt và gương mẫu thực hiện trước.

Với quyết tâm cao, biện pháp cụ thể, chỉ đạo sâu sát và kiên quyết, năm 1958 Hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên được thành lập là Hợp tác xã Tiền Phong xã Hải Long gồm 38 hộ tham gia. Năm 1959 phong trào xây dựng Hợp tác xã trong nông nghiệp, thủ công nghiệp và sản xuất muối, khai thác cá biển được triển khai rộng khắp trong toàn huyện. Năm 1959 đã xây dựng được 237 hợp tác xã nông nghiệp gồm 9.907 hộ nông dân bằng 37,7% số hộ nông dân toàn huyện. Đến năm 1960 có 330 hợp tác xã nông nghiệp gồm 82.257 hộ bằng 87,27% hộ nông dân toàn huyện. Trong đó có 9 HTX bậc cao gồm 1.330 hộ. Đến 1962 đã có 68 HTX nông nghiệp bậc cao và sau đó toàn bộ HTX nông nghiệp được chuyển lên HTX bậc cao. Do yêu cầu tổ chức và cải tiến quản lý HTX năm 1985 các HTX nông nghiệp được hợp nhất lại theo quy mô mỗi xã chỉ gộp lại trong một HTX.

Cùng với nông nghiệp, các ngành nghề được tổ chức theo mô hình hợp tác xã. Năm 1960 đã lập 15 hợp tác xã khai thác cá gồm 470 hộ bằng 95,5% hộ ngư dân toàn huyện. Năm 1959 hợp tác xã sản xuất muối đầu tiên được thành lập tại xã Hải Đông. Đến năm 1960 có 82% số hộ diêm dân tập hợp lại trong các hợp tác xã sản xuất muối, 2.278 thợ thủ công được tập hợp lại trong 42 hợp tác xã thủ công gồm nghề dệt, mộc, rèn, may.

Việc đưa người nông dân vào làm ăn tập thể trong các hợp tác xã đã tạo ra bước ngoặt lịch sử của người nông dân. Đưa họ tiếp cận với khoa học kỹ thuật, tiếp cận với phương pháp sản xuất có tính xã hội hóa, có tác phong mang tính công nghiệp, làm giảm bớt tính tư hữu ngự trị trong tâm thức họ hàng bao thế hệ. Chỉ có hợp tác hóa mới tạo ra điều kiện vật chất để thủy lợi hóa, quy hoạch lại đồng ruộng tạo cho tưới nhanh, tiêu nhanh, tưới tiêu hợp lý phù hợp với sinh trưởng của cây trồng, tạo cho đồng ruộng lên thâm canh hai vụ vững chắc, ổn định có năng suất cao trong mọi hoàn cảnh của thời tiết. Tạo điều kiện cho đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; tạo cho sức sản xuất tăng nhanh, năng suất lúa ngày càng cao, sản phẩm nông nghiệp ngày càng phong phú.

Đặc biệt nước ta phải trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Mỹ. Để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc. Công cuộc hợp tác hóa đã tạo cho dân tộc ta sức mạnh này. Sức mạnh huy động tổng lực sức người, sức của cho chiến đấu và chiến thắng. Tạo cho ta huy động triệt để sức trai trẻ cho kháng chiến mà đồng ruộng vẫn thâm canh, năng suất ngày càng cao và ngày càng huy động được nhiều lương thực, thực phẩm cho chiến đấu và chiến thắng.

Trong những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại "Một người làm việc bằng hai, Quyết tâm chiến thắng giặc Mỹ xâm lược", khẩu hiệu “thanh niên ba sẵn sàng”, “phụ nữ ba đảm đang” đã ngấm vào xương thịt người Hải Hậu.Gian khổ, thiếu thốn là thế, ác liệt là thế song sản xuất vẫn phát triển. Bằng ý chí quyết chiến, quyết thắng, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong những năm chống Mỹ cứu nước, Hải Hậu đã chắt chiu đóng góp cho nhà nước hơn 170 ngàn tấn thóc, 17 ngàn tấn thực phẩm, 60 ngàn tấn muối để nuôi quân đánh giặc.

Giai đoạn này không dài nhưng đã lập nên những kỳ tích quan trọng xóa bỏ hoàn toàn phương thức sản xuất thực dân phong kiến, thiết lập nên phương thức sản xuất mới: phương thức sản xuất mới của người dân làm chủ đất nước, lao động quên mình vì Tổ quốc giàu đẹp, vì hạnh phúc gia đình, vì quê hương thân yêu. Những người làm chủ đất nước lao động vừa cần cù, vừa sáng tạo, vừa cải tạo xã hội, vừa cải tạo chính mình. Họ trút bỏ nếp nghĩ và hành động của người lao động làm thuê sang phong cách của người làm chủ. Rồi họ tự trút bỏ lối làm chủ tư hữu sang làm chủ công hữu. Họ trút bỏ thiển cận của người tiểu nông sang tiếp cận với suy nghĩ, hành động của người sản xuất lớn tuy còn sơ khai nhưng đã hé mở cho họ thấy một chân trời mới.

Vì vậy, Địa chí Nam Định (trang 427) đã khẳng định “Trong chiến tranh, chính sách bao cấp đã tạo thêm nguồn sức mạnh, góp phần quyết định khắc phục mọi hậu quả của chiến tranh phá hoại ác liệt do kẻ thù gây ra, song mặt khác đã làm cho chủ nhân kinh tế đó trở nên kém năng động và nền kinh tế đó sẽ gặp khó khăn khi chấm dứt chế độ bao cấp”.

                                                                  (Còn tiếp)

Kim Luyên – Đài Phát thanh huyện