image banner

image advertisement 

image advertisement

anh tin bai

 anh tin bai

anh tin bai



image advertisement

anh tin bai

image advertisement

 anh tin bai

image advertisement
image advertisement 

image advertisement

image advertisement




image advertisement

 image advertisement

anh tin bai

 image advertisement

image advertisement

 
image advertisement
  

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trong giải quyết thủ tục hành chính
Lượt xem: 6323
Ngày 11/6/2019, UBND huyện Hải Hậu ban hành Kế hoạch số 56/KH-UBND triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025 và nhiệm vụ cụ thể xây dựng Chính quyền điện tử huyện Hải Hậu năm 2019. Theo đó, một trong những mục tiêu quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính với việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) vào giải quyết thủ tục hành chính, giảm chi phí, thời gian đi lại cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng DVCTT hiện nay ở huyện Hải Hậu vẫn còn khó vì ít “công dân điện tử”. Để thực hiện tốt mô hình chính quyền điện tử trong giải quyết TTHC, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, tạo sự thuận lợi tối ưu cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Theo Khoản 4, Điều 3 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ:

Dịch vụ hành chính công: là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân.

Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) là dịch vụ hành chính công và những dịch vụ khác của cơ quan nhà nước cung cấp cho người dân dựa trên môi trường mạng.

Dịch vụ công trực tuyến có 4 mức độ tương ứng với mỗi dịch vụ khác nhau:

1. DVCTT mức độ 1: là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính như quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí, lệ phí thực hiện dịch vụ và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.

2. DVCTT mức độ 2: là DVCTT mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận Một cửa.

3. DVCTT mức độ 3: là DVCTT mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại Bộ phận Một cửa.

4. DVCTT mức độ 4: là DVCTT mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến hoặc gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người dân.

Do TTHC đều có thể nộp trực tiếp qua mạng Internet cho Bộ phận Một cửa tiếp nhận ở mức độ 3, người sử dụng có thể nộp hồ sơ ở bất cứ nơi nào, bằng các thiết bị có kết nối Internet.

Với DVCTT mức độ 4, người dân giao dịch hồ sơ hoàn toàn trên môi trường mạng, còn có thể nhận kết quả và nộp lệ phí (nếu có) bằng nhiều hình thức tiện ích mà không cần phải đến trực tiếp tại Bộ phận Một cửa.

Qua đó, việc cung cấp các DVCTT đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho công dân, khi công dân đăng ký DVCTT sẽ giảm thời gian gửi/nhận hồ sơ; tăng tính công khai, minh bạch của các cơ quan cung cấp dịch vụ, tránh được sự phiền hà, nhũng nhiễu của người được giao nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết TTHC. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc cung cấp thông tin về trạng thái hiện tại của quy trình sẽ giúp cho công dân nắm được thông tin hồ sơ đang nằm ở phòng, ban nào? Đang được cán bộ, công chức nào thụ lý? Hồ sơ đang giải quyết ở khâu nào? ...); Đồng thời nhận được ngay yêu cầu nếu cần bổ sung hồ sơ hay thông báo khi có kết quả thông qua hệ thống tin nhắn điện thoại hoặc thư điện tử. Do đó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho cả người sử dụng dịch vụ và cơ quan cung cấp dịch vụ, tiết kiệm thời gian, công sức, cắt giảm các chi phí đi lại, chi phí văn phòng phẩm, chi phí nhân công...



Theo thống kê của Bộ phận Một cửa của UBND huyện, tính đến thời điểm hiện nay, trên hệ thống Một cửa điện tử dùng chung của tỉnh (https://dichvucong.namdinh.gov.vn), UBND huyện đã niêm yết công khai 226/226 TTHC của 11 lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện (trong đó có 101 TTHC mức độ 2, 57 TTHC mức độ 3, 68 TTHC mứcđộ 4) và 129/129 TTHC của 12 lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã. Qua 3 tháng triển khai thực hiện theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ đến nay, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là cơ quan đầu tiên và tiếp nhận nhiều nhất hồ sơ qua môi trường mạng ở mức độ 3 với 22 hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng DVCTT theo đường link https://dichvucong.namdinh.gov.vn (mục hướng dẫn sử dụng).
    Tải tài liệu hướng dẫn tại đây:  Tài liệu hướng dẫn sử dụng.doc      

                                                                                                Trần Thị Huyền